Dùng tấm thạch cao để làm tấm trần, tường bảo ôn, vách ngăn dường như là sản phẩm mà mỗi gia đình trong khi hoàn thiện nhà cửa đều cần sử dụng đến. Tuy nhiên, do lượng dùng không lớn nên không được con người chúng ta coi trọng. Tấm thạch cao sử dụng làm vật liệu trang trí tường trong đã được sử dụng từ rất lâu, nhưng rất nhiều người không có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng tấm thạch cao.
Thực ra, tấm thạch cao ngoài việc có tác dụng trang trí ra, điều quan trọng hơn là có hiệu quả bảo ôn, cách nhiệt, chống lửa, chống ẩm, đồng thời lại nhẹ, có tác dụng bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Sử dụng tấm thạch cao có thể nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong xây dựng, cũng có thể cung cấp cho con người một môi trường sống khoẻ mạnh, thoải mái.
Tấm trần thạch cao có nguyên liệu chủ yếu là thạch cao chín thêm vào các chất phụ liệu và sợi mà thành, có đặc điểm an toàn, dễ chịu, nhanh chóng, bảo vệ môi trường. An toàn chủ yếu là chỉ tính chịu lửa tốt, chất thuỷ hoá cuối cùng của vật liệu thạch cao khi hoá hợp với nước là Calcium sulfate dihydrate, khi gặp hoả hoạn, chỉ cần đợi toàn bộ nước phân giải hết thì nhiệt độ mới có thể tiếp tục tăng lên trên cơ sở nhiệt độ 1400C phân giải từ chất này, lượng lớn hơi nước sinh ra trong quá trình phân giải có tác dụng ngăn ngọn lửa lan ra.
Dễ chịu là chỉ “tính ấm” và “chức năng hô hấp” của tấm thạch cao, thạch cao là vật liệu nhiều lỗ, khi độ ẩm trong phòng cao, chúng có thể hút nước, khi độ ẩm trong phòng thấp, lượng nước trong những lỗ nhỏ li ti sẽ được giải phóng ra, tự động điều tiết độ ẩm trong phòng. Nhanh chóng là chỉ tốc độ sản xuất thạch cao nhanh, hiệu quả thi công cao, bình thường thời gian đông cứng từ đầu đến cuối của tấm thạch cao xây dựng là khoảng 6 ~ 30 phút, tốc độ đông cứng hoá nhanh hơn so với chế phẩm xi măng.
Chu kỳ tách khuôn khi sản xuất chế phẩm thạch cao mỗi giờ đồng hồ có thể đạt 4 ~ 5 lần, như sử dụng công nghệ nung tốc độ cao thì thời gian đông cứng hoá còn ngắn hơn nữa. Bảo vệ môi trường là chỉ vật liệu xây dựng thạch cao tiết kiệm năng lượng — chỉ bằng ¼ tiêu hao năng lượng khi nung xi măng, bằng 1/3 tiêu hao năng lượng khi nung đá vôi; Tiết kiệm vật liệu — so với tường ngăn bằng gạch đất sét (còn gọi là gạch sa mốt) tâm đặc 120mm, trọng lượng của mỗi m2 tấm thạch cao mặt giấy chỉ bằng 1/10 ~ 1/9, viên xây thạch cao chỉ bằng 1/4 ~ 1/5; Tận dụng phế thải — có thể tận dụng những sản phẩm phụ công nghiệp như thạch cao dihydrate, thạch cao khói, thạch cao phospho…; Có thể thu hồi sử dụng — thạch cao xây dựng sau khi thuỷ hoá lại trở thành thạch cao dihydrate. Vệ sinh — thạch cao không độc, vô hại đối với cơ thể người; Không ô nhiễm môi trường — quá trình nung thạch cao xây dựng là đem Calcium sulfate dihydrate khử đi ¾ nước và trở thành Semi – water calcium sulfate, chất thải ra là hơi nước.
Từ đó có thể thấy, vật liệu xây dựng thạch cao không chỉ có tính năng tốt mà cũng là một loại vật liệu xây dựng “xanh” (không ô nhiễm môi trường). Tuy nhiên, do hiện nay ở nước ta quản lý ngành sản xuất thạch cao rất rối loạn, hơn nữa rất nhiều người tiêu dùng chưa coi trọng vật liệu xây dựng thạch cao làm cho sản phẩm chất lượng thấp của một số xí nghiệp nhà máy bị đào thải khỏi thị trường. Có những nhà máy thậm chí còn sử dụng thạch cao có chứa phospho nguy hiểm đến sức khoẻ. Hơn nữa, đẳng cấp sản phẩm thạch cao trong nước chưa nghiêm, chưa chặt chẽ, vì thế người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nhãn hiệu có tên tuổi là điều cần thiết.
0 comments:
Post a Comment