Không được coi nhẹ tính nguy hại của amoniac

Amoniac (NH3) là một chất thể khí không màu, có mùi thối có tính kích thích mạnh, độ dung giải Amoniac cực cao, nồng độ thấp nhất là 5,3ppm. Amoniac trong nhà ở chủ yếu bắt nguồn từ chất phụ liệu bê tông sử dụng trong quá trình thi công xây dựng, một loại là trong quá trình thi công xây dựng vào mùa đông, trong thân tường bê tông phải thêm vào chất chống đông bê tông; loại khác là để đẩy nhanh tốc độ đông cứng của bê tông phải sử dụng chất nở bê tông kiềm cao và chất đông nhanh.

Khi sử dụng những chất phụ liệu đó có thể tăng độ cứng của bê tông và tốc độ thi công, về phương diện này Quốc gia đã có tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật rất chặt chẽ. Trong những trường hợp bình thường, không thể xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí nhà ở, nhưng ở khu vực phía Bắc vài năm gần đây có sử dụng lượng lớn chất nở bê tông kiềm cao và chất chống đông bê tông có chứa Ure.

Những chất phụ liệu có chứa lượng lớn Amoniac trong thân tường cùng với sự biến đổi của các nhân tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm sẽ biến thành khí Amoniac dần dần giải phóng ra, gây cho nồng độ Amoniac trong không khí nhà ở không ngừng tăng cao. Đồng thời, Amoniac trong không khí nhà ở cũng có thể có nguồn gốc từ các vật liệu hoàn thiện nhà, ví dụ như khi sơn nhà sử dụng thêm chất phụ liệu và chất tăng trắng phần lớn đều sử dụng nước Amoniac.

g1

Trong quá trình là sấy, nước Amoniac đóng vai trò là một chất trung hoà và được các tiệm giặt là và thẩm mỹ viện sử dụng lượng lớn. Ngoài ra, cùng với nhận thức của con người về các chất thuộc loại Freon phá hoại tầng Ozon ngày càng nâng cao, hiện nay trên phạm vi Thế giới cũng đã bắt đầu cấm sử dụng Freon để làm chất gây lạnh. Trước đây đã từng một thời sử dụng chất gây lạnh có chứa Amoniac nay lại bị sử dụng lại. Đây cũng là một nguồn gốc tiềm ẩn gây ô nhiễm.

Amoniac là một chất có tính kiềm, có thể gây kích thích và ăn mòn da có tiếp xúc với nó, có thể hấp thu lượng nước trong tổ chức da làm cho protein trong tổ chức bị biến tính, đồng thời làm cho mỡ trong tổ chức bị dầm phòng hoá, phá hoại kết cấu màng tế bào. Nếu cơ thể người hít vào dưới hình thức thể khí, Amoniac đi vào phổi dễ thông qua phế nang đi vào máu, kết hợp với huyết sắc tố, phá hoại chức năng vận chuyển oxy.

Trong khoảng thời gian ngắn hít phải lượng lớn khi Amoniac có thể xuất hiện các triệu chứng đau họng, chảy nước mắt, giọng ồm, ho, đờm có máu, tức ngực, hít thở khó khăn, có thể kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, kiệt sức…, người bị nặng có thể bị phù thũng phổi hay mắc chứng tổng hợp hô hấp gấp gáp ở người lớn, đồng thời có thể phát sinh các triệu chứng kích thích đường hô hấp. Khi nồng độ quá cao, ngoài tác dụng ăn mòn ra, còn gây phản xạ lại thông qua đoạn cuối thần kinh chạc ba mà dẫn đến tim ngừng đập và ngừng hô hấp. Vì thế, những tổn hại của chất có tính kiềm đối với các tổ chức trong cơ thể nghiêm trọng hơn nhiều so với chất có tính axit.

* Điều nên biết:

Độc tố có hiệu ứng tích luỹ lâu dài đi vào cơ thể người không dễ được thải ra, chúng tích tụ trong cơ thể làm cho trúng độc mãn tính. Những chất kiểu này chủ yếu có: 1. Benzen; 2. Hợp chất chì, đặc biệt là hợp chất chì hữu cơ; 3. Thuỷ ngân và hợp chất thuỷ ngân, đặc biệt là muối thuỷ ngân 2 và hợp chất thuỷ ngân hữu cơ dạng dung dịch.

0 comments:

Post a Comment